Phân biệt Giảo cổ lam thật giả ?

Trích bài viết "Trả lời thắc mắc độc giả" trên tạp chí Y-Dược học cổ truyền số 6: Các số tạp chí trước chúng tôi có giới thiệu với bạn đọc cây thuốc quý Giảo cổ lam, một cây thuốc có tác dụng điều trị tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu cao, giúp người dùng ăn ngon, ngủ tốt, tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Sau khi phát hành tạp chí, có rất nhiều bạn đọc đã gửi thư về hòm thư của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam. Đa số các phản hồi đều cho biết sản phẩm Giảo cổ lam sử dụng rất tốt cho sức khỏe. Sau khi dùng Giảo cổ lam một tháng thì mỡ máu và đường máu đều giảm, huyết áp ổn định, ăn ngủ tốt. Cá biệt có khách hàng giảm 10kg sau 40 ngày sử dụng Giảo cổ lam. Điều này càng khẳng định dược liệu Việt Nam rất tốt. Tuy nhiên còn nhiều đọc giả băn khoăn về tác dụng phụ của cây khi sử dụng lâu dài, cách trồng trọt, địa chỉ mua giống cây. Nhiều bạn đọc đã gửi mẫu về cho Học viện để được giám định. Tuy nhiên, các mẫu gửi về hầu hết đều bị nhầm lẫn sang loài khác. Nhất là các độc giả miền xuôi thì đều nhầm sang cây Ngũ trảo trong chi Tetrastigma thuộc họ Nho (Vitaceae), cây này gây tác dụng tiêu chảy khi dùng nhiều. Giảo cổ lam không mọc dưới đồng bằng, chỉ phân bố trên núi cao, mát. Ngoài ra Giảo cổ lam còn hay bị nhầm với các loài khác trong chi Gynostemma như loài G. pubescens (còn gọi là Thất diệp đởm hay Giảo cổ lam 7 lá). Nhóm phóng viên chúng tôi đã xin phép được gặp và phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, Phó Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền VN, Viện trưởng viện NC Y dược Tuệ Tĩnh để góp phần tìm hiểu rõ hơn về cây này

PV: Thưa Phó Giáo sư, nhiều bạn đọc rất mong muốn được tư vấn cách phân biệt cây Giảo cổ lam, vậy ông có thể chia sẻ cho bạn đọc biết làm cách nào để phân biệt cây Giảo cổ lam với các loài khác dễ nhầm lẫn?

PGS.TS. Nguyễn Duy Thuần: Sự đa dạng thực vật trong tự nhiên khiến nhiều loại cây có hình thái rất giống nhau, nên để giám định được cây thuốc thì cần có chuyên môn của các nhà khoa học. Cây giảo cổ lam trong các nghiên cứu khoa học có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum có 5 lá chét (chữ la tinh pentaphylla có nghĩa là 5 lá), khác với các loài cùng chi như G. pubescens có 7 lá chét hay cây G. laxum có 3 lá chét (xem ảnh bên dưới). Cây Giảo cổ lam là cây leo bằng tua cuốn mọc ở nách lá, đây là đặc điểm của họ bầu bí (Curcubitaceae) phân biệt với các cây họ Nho (Vitaceae) leo bằng tua cuốn mọc đối diện với lá. Đặc biệt, cây Giảo cổ lam khi thử nhấm một chút thân hoặc lá ở đầu lưỡi sẽ có vị đắng sau chuyển sang vị ngọt, mát do có thành phần chính là saponin tương tự như trong Nhân sâm. Giảo cổ lam khi phơi khô hoặc sao lên thì rất thơm và có mùi đặc trưng. Cũng cần lưu ý cây này chưa thấy mọc dưới đồng bằng, chỉ mọc trên núi đá vôi. Tuy nhiên hiện nay có thể trồng được ở nhà nhưng phải trong chỗ râm mát. Để phân biệt được Giảo cổ lam thật giả, nhất thiết phải dùng cây tươi. Trường hợp một số độc giả gửi mẫu cây khô hoặc đã qua chế biến tới Học viện thì chúng tôi không thể nào phân biệt được. Ngoài ra, hàm lượng các hoạt chất trong cây còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường, cây Giảo cổ lam cho hàm lượng hoạt chất tốt nhất phải ở độ cao trên 1000m, không khí và nguồn nước phải sạch. Do vậy, Giảo cổ lam 5 lá chất lượng hiện nay rất hiếm. 

PV: Phó Giáo sư có nói đến Giảo cổ lam 5 lá, 3 lá và 7 lá. Vậy các loại Giảo cổ lam này có khác nhau không và Giảo cổ lam nào là tốt nhất?

PGS.TS. Nguyễn Duy Thuần: Đúng là trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại Giảo cổ lam khiến người tiêu dùng không khỏi băn khoăn nên dùng loại nào là tốt nhất cho sức khỏe. Việt Nam phổ biến có 3 loại là 3 lá, 5 lá, 7 lá. Trong đó, Giảo cổ lam 3 lá khi tươi nhấm có vị ngọt, không đắng, khi phơi khô có vị nhạt, không có mùi thơm, không có vị đắng, ít dùng trong y học và hiện còn đang nghiên cứu. Giảo cổ lam 5 lá khi tươi nhấm có vị đắng, khi phơi khô dậy mùi thơm rất đặc trưng, khi hãm với nước sôi có vị đắng trước ngọt sau và rất thơm ngon. Đây là loại Giảo cổ lam đã có hàng trăm công trình nghiên cứu bài bản, chuyên sâu nhất, được cả thế giới sử dụng bởi nó rất tốt cho sức khỏe (ở Nhật Bản, Trung Quốc chỉ dùng Giảo cổ lam 5 lá). Còn Giảo cổ lam 7 lá khi tươi nhấm có vị đắng, khi pha uống có vị rất đắng, khó uống, không có mùi thơm, còn đang được nghiên cứu và hiện nay trên thế giới chưa thấy nơi nào dùng Giảo cổ lam 7 lá để làm trà. Qua đây có thể khẳng định rằng Giảo cổ lam 5 lá là loại tốt nhất trong các loại Giảo cổ lam ở nước ta hiện nay.

PV: Phó Giáo sư đã chỉ cách phân biệt cây Giảo cổ lam, vậy liệu người dân dùng lâu dài cây này có hại gì không?

PGS.TS Nguyễn Duy Thuần:  Giảo cổ lam đã được sử dụng từ hàng nghìn năm trước tại rất nhiều quốc gia ở Châu Á. Các bộ lạc ở vùng núi cao Nhật bản thường hãm uống hàng ngày cho cả gia đình và họ có tuổi thọ rất cao (họ gọi Giảo cổ lam là cây Trường thọ hoặc Cỏ thần kỳ). Năm 1970, Viện Khoa học Y tế Trung Quốc cũng tiến hành nghiên cứu các ngôi làng người dân có tuổi thọ đều trên 100 tuổi và phát hiện ra rằng họ đều uống trà Giảo cổ lam hàng ngày. Từ đó, các nhà khoa học Trung Quốc luôn khuyên người dân duy trì thói quen uống trà Giảo cổ lam hàng ngày để nâng cao tuổi thọ và phòng ngừa bệnh tật.

Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về Giảo cổ lam cũng chỉ ra rằng cây này không có độc, không ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể khi sử dụng lâu dài. Ngược lại Giảo cổ lam giải độc mạnh và thanh lọc độc tố ra khỏi cơ thể, hoạt huyết, chứa hoạt chất phanoside giúp ổn định đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, cùng với đó là hơn 100 loại saponin có cấu trúc tương tự nhóm damaran trong nhân sâm giúp giảm mỡ máu mạnh, chống xơ vữa mạch. Hoạt chất adenosin chỉ có duy nhất trong Giảo cổ lam 5 lá còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, ổn định huyết áp cho người huyết áp cao rất tốt, giúp làm giảm các cơn đau tim, tăng khả năng chịu đựng của cơ tim, phòng ngừa biến chứng bệnh tim mạch, giúp ngủ ngon. Các flavonoid trong Giảo cổ lam đặc biệt giúp sửa chữa các tổn thương ở tế bào nhờ bẫy các gốc tự do. Do có nhiều hoạt chất rất giống Nhân sâm nên có tác dụng tăng lực, uống vào thấy nhẹ nhõm sảng khoái (Trung quốc gọi là Sâm phương nam, Ngũ diệp sâm (Sâm năm lá). Nhóm nghiên cứu của chúng tôi kết hợp với các nhà khoa học Thụy điển đã tìm ra một chất mới trong cây này có tác dụng hạ đường huyết mạnh và kích thích tụy tiết insulin. GS.TS. Phạm Thanh kỳ cùng các cộng sự Hàn quốc đã tìm được bảy hoạt chất mới có tác dụng kháng u mạnh, nhất là u vú, tử cung, đại tràng và phổi. Có thể nói rằng hiếm có loại trà thảo dược nào mang đến nhiều công năng nhiều như trà giảo cổ lam.

Xem thêm: Giảo cổ lam có tác dụng chữa bệnh gì?

PV: Vâng, qua lời Giáo sư nói thì Giảo cổ lam là một cây thuốc rất quý. Vậy chúng ta đã có biện pháp bảo vệ và phát triển nó chưa?. Có nên khuyến khích mọi người dân trồng cây này không.

PGS.TS. Nguyễn Duy Thuần: Giảo cổ lam được nghiên cứu từ rất lâu và sử dụng rộng rãi tại Trung quốc, Nhật Bản, Thái Lan. Các nhà khoa học Việt Nam cũng đã nghiên cứu hơn chục năm nay. Tôi được biết tại Việt Nam cũng đã có công ty phát triển sản phẩm từ cây Giảo cổ lam. Công ty này được GS.TS. Phạm Thanh Kỳ chuyển giao độc quyền đề tài về Giảo cổ lam và GS Kỳ trực tiếp kiểm định nguyên liệu. Trước đây và cho đến bây giờ họ vẫn chỉ thu mua cây Giảo cổ lam hoang dã trên những vùng núi cao của Việt Nam để chế biến. Việc làm này có thể sẽ gây cạn kiệt nguồn gen. Hiện nay Viện nghiên cứu của chúng tôi đang phối hợp với công ty để nghiên cứu trồng theo tiêu chuẩn G.A.P nhằm mục đích cho xuất khẩu. Nhu cầu về Giảo cổ lam tại Châu Âu và Mỹ theo tôi là rất lớn vì tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường, mỡ máu, béo phì rất cao. Một điểm khác biệt là người Việt Nam rất thích sản phẩm thiên nhiên hoang dã vì cho là an toàn, hàm lượng hoạt chất cao, nhưng tại các quốc gia phát triển họ lại chỉ coi trọng việc tiêu chuẩn hóa nguồn nguyên liệu, thậm chí cấm khai thác hoang dã. Bước đầu chúng tôi hợp tác với Công ty này đã chuẩn hóa được cây giống, trồng được một vài hecta thử nghiệm theo tiêu chuẩn G.A.P mẫu thu hái này gửi sang CHLB Đức, là nước có tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm khắt khe nhất của châu Âu để đánh giá và đã được chấp nhận. Người dân có thể tìm mua cây giống chuẩn cây Giảo cổ lam về trồng như cây cảnh trong nhà, có thể hái lá, hái ngọn nấu canh đắng ăn hoặc mua Giảo cổ lam khô về dùng. Tuy nhiên, việc đó dễ ảnh hưởng đến chất lượng của Giảo cổ lam. Để Giảo cổ lam giữ được trọn vẹn thành phần hoạt chất thì nhất thiết phải trồng tại những vùng khí hậu thích hợp và có kiểm soát về quy trình chế biến, đóng gói. Từ đó, các hoạt chất trong Giảo cổ lam mới được bảo vệ tối ưu, phát huy được công dụng tốt nhất, khi sử dụng mới mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh cao cũng như tăng cường sức khỏe.

PV: Vâng, xin cảm ơn Phó Giáo sư đã chia sẻ kinh nghiệm với bạn đọc. Chúc Phó Giáo sư và gia đình luôn mạnh khỏe!

Theo báo Phụ nữ Thủ đô (Tháng 10.2009)


 

Chủ đề

Sản phẩm tuệ linh