Lời khuyên cho người bị tiểu rắt

Tiểu rắt là hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong một ngày nhưng lượng nước tiểu ít và thường có màu vàng đục gây khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là gây ra cảm giác thiếu tự tin và làm cho người bệnh gặp không ít phiền toái trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để đối phó với căn bệnh này? Bài trước : Tiểu rắt có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm

tieu-rat

Đọc kĩ thước dẫn sử dụng của các loại thuốc, kiểm tra tác dụng phụ của thuốc nếu có. Nếu thuốc ảnh hưởng quá nhiều đến thói quen đi vệ sinh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tiểu rắt, đó có thể do cơ sàn chậu không đàn hồi, do chạy nhảy và tập thể dục quá sức, dùng thuốc hoặc bị mắc một số bệnh về nhiễm trùng đường tiểu ...Điều chúng ta cần là xác định rõ nguyên nhân gây bệnh mà để có những biện pháp khắc phục phù hợp.

Trường hợp tiểu rắt do cơ sàn chậu không đàn hồi

Do cơ sàn chậu hỗ trợ cho bàng quang và niệu đạo suy yếu vì thế khi bạn cười, các cơ co thắt giữa niệu đạo và bàng quang không được giữ chặt như thông thường khiến nước tiểu rò rỉ.

Lời khuyên trong trường hợp này là: Nên tập một lịch đi vệ sinh đều đặn để tạo ra thói quen cho bàng quang và giúp nó không rò rỉ bất ngờ. Nếu tình hình không cải thiện, bạn nên tham gia một lớp vật lý trị liệu tăng cường sàn chậu.

Trường hợp tiểu rắt do chạy nhảy và tập thể dục quá sức

Nếu bạn bị tiểu rắt trong quá trình tập thể dục đó có thể là do cơ thể không kiềm chế được căng thẳng trong quá trình luyện tập gắng sức.

Lời khuyên : Không uống quá nhiều nước trước khi tham gia các hoạt động mạnh như thể dục thể thao. Thực tế, các cô nàng thường mắc tình trạng này phổ biến hơn các đầu đinh, do đó, bạn có thể sử dụng tampon như một phương pháp tạm thời.

Tiểu rắt do uống trà và uống cafe

Cà phê và trà cũng là một chất kích thích gây lợi tiểu cho bàng quang. Vì thế, nếu bạn mắc bệnh tiểu rắt thì cần phải suy nghĩ đến thức uống này.

Những điều nên làm: Uống thêm nhiều nước lọc sau khi dùng trà và cà phê. Hạn chế uống hai món này vào buổi sáng nếu bạn không thực sự cần thiết. Và trên hết, không nên lạm dụng hay thức uống này nhé.

Tiểu rắt do ảnh hưởng một số tác dụng phụ của thuốc

Thuốc có tác dụng thư giãn cơ bắp cho các bộ phận khác trên cơ thể có khả năng vô tình “thư giãn” tính chặt chẽ của cơ bàng quang và niệu đạo. Bên cạnh đó là một số thuốc có nguy cơ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Ví dụ như thuốc lợi tiểu chứ bumetanid, furosemide, spironolactone…; thuốc chống trầm cảm có tác dụng kháng acetylcholin; thuốc ngủ chứa lorazepam, diazepam, flurazepam…

Những điều nên làm: Đọc kĩ thước dẫn sử dụng của các loại thuốc, kiểm tra tác dụng phụ của thuốc nếu có. Nếu thuốc ảnh hưởng quá nhiều đến thói quen đi vệ sinh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tiểu rắt do triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu

Các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây kích thích niêm mạc bàng quang,  gây tiểu rắt. Triệu chứng thường gặp của các bệnh này là ngứa, bỏng rát, chảy nước, có mùi hôi vùng kín.

Những điều nên làm: Bạn cần được xét nghiệm nếu nghi ngờ nhiễm UTIs để có cách thức điều trị phù hợp.

Nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu từ việc mặc quần quá chật

Mặc quần rộng rãi có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu và âm đạo trong khi mặc quần quá chật thì có thể gây tác dụng ngược lại, nhất là loại quần jean bó sát. Những điều nên làm: Chọn một chiếc quần jean vừa phải, không quá chật. Chọn quần có thành phần cotton thay cho nylon và thành phần nên có lycra nhé.

Tiểu rắt do táo bón

Các trực tràng và đại tràng nằm gần bàng quang và chia sẻ cùng các dây thần kinh. Khi bạn táo bón, các dây thần kinh hoạt động quá mức có thể khiến bạn tiểu rắt. Những điều nên làm: Tránh trường hợp này chỉ cần bạn tránh được tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, thực hiện một chế độ ăn uống nhiều chất xơ, ăn nhiều trái cây và rau, uống nhiều nước vào nhé.

Tiểu rắt do bệnh phì đại tiền liệt tuyến 

Tiểu rắt là một trong số các triệu chứng điển hình của căn bệnh phì đại tiền liệt tuyến. Bệnh phì đại tiền liệt tuyến là căn bệnh phổ biến nhất ở nam giới cao tuổi mà tỉ lệ mắc tăng theo độ tuổi. Trong đó, nam giới trên 50 tuổi tỉ lệ mắc là 63%, trên 60 tuổi, tỉ lệ này tăng lên nhanh chóng khoảng 75% và trên 80 tuổi, trên 90% nam giới mắc phì đại tiền liệt tuyến. Do quá trình lão hóa, tuyến tiền liệt trở nên phì đại bởi các tổ chức u xơ, chèn ép lên bàng quang và niệu đạo, gây ra triệu chứng khó chịu đường tiểu như tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu yếu, tiểu nhiều lần, tiểu đêm… làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Phì đại tiền liệt tuyến với triệu chứng tiểu rắt, tiểu khó, tiểu nhiều lần

 

Ăn uống với người bị tiểu rắt, đái dắt

1. Nên uống nước vừa đủ, đều đặn : Uống nước đủ giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh, nếu uống quá nhiều nước có thể dẫn đến tình trạng tiểu không kiểm soát còn uống quá ít nước sẽ kiềm chế hoạt động của bàng quang và dễ gây nhiễm trùng. Chính vì thế, tốt nhất bạn nên uống nước đều đặn, nên uống hơn 2 lít nước trong một ngày và hạn chế uống nước nhiều vào buổi tối để không thường mắc tiểu về đêm.

2. Nên hạn chế chất cồn : Bia, rượu và những loại chất có cồn khi uống vào làm tăng lượng nước tiểu – điều này có nghĩa là bạn sẽ phải đi tiểu thường xuyên khi uống quá nhiều. Để không xảy ra tình trạng trên, nên hạn chế những chất có cồn.

3. Giảm caffein : Caffein là một chất lợi tiểu. Cắt giảm được lượng caffein sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề tiểu nhiều lần không kiểm soát. Nói như vậy không có nghĩa là buộc bạn phải từ bỏ hoàn toàn cà phê, trà, coca mà chỉ cần hạn chế để lọc bớt chất caffein.

4. Tránh dùng nhiều thực phẩm có chứa axit : Cam, chanh, cà phê, trà, cà chua là các loại thực phẩm có chứa axit, có thể gây kích thích bàng quang, vì vậy bạn cũng nên tránh dùng nhiều những loại thực phẩm và đồ uống này, để giảm triệu chứng đi tiểu nhiều.

5. Hạn chế đồ uống có gas : Những đồ uống có ga cũng rất dễ  kích thích bàng quang, nếu mắc chứng đi tiểu nhiều, bạn cũng cần hạn chế uống các loại nước này. Đồ uống có ga bao gồm cả các loại nước như soda, nước khoáng, các loại nước sủi bọt.

6. Không nên dùng gia vị nóng, chất ngọt: Các loại gia vị nóng như ớt, mù tạt cũng ảnh hưởng đến bàng quang nếu bạn ăn nhiều. Đường, mật ong có thể làm kích thích bàng quang, cần phải giới hạn.

7. Nên hỏi bác sĩ về việc dùng các loại thuốc : Thuốc không phải thực phẩm hay đồ uống – tuy nhiên nó cũng làm ảnh hưởng đến việc đi tiểu của bạn. Một số loại thuốc điều trị huyết áp cao có chứa chất lợi tiểu hoặc canxi, kích thích bàng quang hoạt động nhiều. Nếu bạn mắc chứng tiểu nhiều lần, hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc.

8. Cân bằng chế độ ăn uống : Nhiều người có thói quen uống nước cam hoặc cà phê vào buổi sáng, soda vào buổi trưa, ăn một chút chocolate vào chiều, và chút gia vị Thái hay rượu vào buổi tối. Những đồ uống và thực phẩm này nghe qua có vẻ rất tuyệt, tuy nhiên tất cả đều ảnh hưởng đến hoạt động bàng quang. Rất khó để bạn có thể từ bỏ các loại thực phẩm này ngay một lúc, vì vậy nên tập từng bước một để hạn chế chúng. Tốt nhất cần hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống cân bằng nếu bạn bị bệnh tiểu nhiều không kiểm soát được.

9. Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị phì đại tiền liệt tuyến: Với triệu chứng tiểu rắt do phì đại tiền liệt tuyến gây ra, người bệnh cần điều trị tận gốc căn nguyên là cắt bỏ hoặc làm giảm bớt kích thước khối u để đường tiểu thông thoáng hơn. Các biện pháp hiện nay thường là dùng thuốc tây hoặc phẫu thuật cắt bỏ nhưng những phương pháp này có thể gây tác dụng phụ và nguy cơ tái lại cao. Vì thế, các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới và Việt Nam đã dày công nghiên cứu, tìm ra các loại thảo dược mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị cao mà lại an toàn, không tác dụng phụ, có thể sử dụng được lâu dài. Trong đó nổi bật là Dầu cọ lùn, Dầu hạt bí đỏ và Trinh nữ hoàng cung. Đặc biệt, sự kết hợp 3 dược liệu này được chứng minh là mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh rõ rệt, giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu đường niệu như tiểu rắt, tiểu đêm, tiểu yếu, tiểu khó..., giúp làm giảm kích thước khối u xơ.

Tại Việt Nam, từ những nghiên cứu chuyên sâu đó, các nhà khoa học đã phát triển kết hợp 3 dược liệu quý: Dầu cọ lùn, Dầu hạt bí đỏ, trinh nữ hoàng cung. Sự kết hợp này giúp ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của u xơ trong bệnh phì đại tiền liệt tuyến lành tính; giúp giảm các triệu chứng rối loạn về tiểu tiện do bệnh phì đại tiền liệt tuyến lành tính (tiểu khó, tia nước tiểu yếu, tiểu nhiều lần, tiểu đêm nhiều, tiểu rắt, tiểu buốt...). Từ đó giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đọc thêm : Không thể chủ quan với tiểu rắt


 

Sản phẩm tuệ linh