Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn hệ thống gây viêm khớp mạn tính ở người lớn, biểu hiện bằng viêm không đặc hiệu màng hoạt dịch khớp, bệnh tiến triển từ từ, kéo dài, tăng dần, cuối cùng dẫn đến dính và biến dạng khớp.

viem-khop-dang-thap

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp gặp tất cả các nước trên thế giới. Bệnh chiếm từ 0,5 - 3% dân số. Ở Việt Nam tỷ lệ chung trong nhân dân là 0,5%, chiếm 20% số bệnh nhân mắc bệnh khớp điều trị ở bệnh viện. Bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ chiếm 70-80% và 80% số bệnh nhân mắc bệnh ở tuổi trung niên (35-55 tuổi).

1. Nguyên nhân

Cho đến nay nguyên nhân bệnh vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên đó là bệnh tự miễn hệ thống với sự tham gia của nhiều yếu tố:

  • Tác nhân khởi phát có thể là do virus.
  • Yếu tố cơ địa: bệnh thường gặp ở nữ, khởi phát ở tuổi 25-35.
  • Yếu tố di truyền: Bệnh hay xảy ra ở những người có HLA-DR4, HLA-DRB1, HLA-DR1. Bệnh có tính di truyền, những người cùng huyết thống với bệnh nhân có khả năng bị mắc bệnh cao hơn.

2. Triệu chứng lâm sàng

a) Biểu hiện tại khớp

Khởi phát sau một số yếu tố thuận lợi như: nhiễm khuẩn cấp tính, bán cấp tính, chấn thương, mổ… Ban đầu viêm 1 khớp (khớp cổ tay, khớp bàn tay, khớp ngón tay, khớp gối, khớp cổ chân), sưng đau rõ, cứng khớp buổi sáng, kéo dài vài tuần tới vài tháng, sau đó chuyển sang giai đoạn toàn phát. Giai đoạn toàn phát: Viêm đa khớp, chủ yếu là khớp nhỏ và vừa. Khớp viêm: Khớp bàn tay, khớp cổ tay, khớp ngón tay, khớp gối, khớp khuỷu, khớp cổ chân, khớp bàn chân, khớp ngón chân. Tính chất khớp viêm: đối xứng, sưng đau, ít khi nóng đỏ, đau tăng về đêm và gần sáng, vận động khó khăn, cứng khớp buổi sáng kéo dài hơn 1h. Các khớp tiến triển nặng dần, phát triển thành tình trạng dính và biến dạng khớp với các di chứng: bàn tay gió thổi, ngón tay hình cổ cò, ngón tay hình thoi, cổ tay hình lưng lạc đà, khớp gối dính ở tư thế nửa co, ngón chân hình vuốt thú…

b) Biểu hiện toàn thân và ngoài khớp

Bệnh nhân có thể có ít hoặc nhiều các triệu chứng sau:

  • Gầy sút, chán ăn, mệt mỏi, da và niêm mạc nhợt nhạt.
  • Xuất hiện hạt dưới da ở trên xương trụ (gần khớp khuỷu), trên xương chày (gần khớp gối), quanh các khớp cổ tay, hạt có đường kính 5-15 mm, nổi lên mặt da, chắc, không đau, không di động vì dính vào nền xương.
  •  Ban đỏ gan bàn chân và lòng bàn tay do viêm mao mạch.
  • Rối loạn dinh dưỡng và vạn mạch gây hoại tử vô khuẩn hoặc loét vô khuẩn.
  • Teo cơ liên quan đến kgowps bị tổn thương do giảm vận động.
  • Viêm gân quanh khớp
  • Dây chằng khớp viêm co kéo hoặc giãn gây lỏng lẻo khớp.
  • Bao khớp phình ra thành bao hoạt dịch
  • Hiếm gặp: tràn dịch màng phổi, màng tim, lách to, xương mất chất vôi và gãy tự nhiên.
  • Thiếu máu nhược sắc, rối laonj thần kinh thực vật, viêm giác mạc, viêm mống mắt.

Khi có các dấu hiệu lâm sàng nêu trên, người bệnh cần tới khám bác sĩ chuyên khoa Khớp càng sớm càng tốt, vì tổn thương khớp ở bệnh này là vĩnh viễn nên điều trị sớm để giảm thiểu hoặc ngăn chặn tổn thương. Bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm và thăm dò cần thiết để chẩn đoán xác định, để đánh giá tình trạng bệnh, để tiên lượng bệnh và chọn lựa một chiến lược điều trị phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.

3. Tiến triển và biến chứng

Bệnh kéo dài trong nhiều năm, tiến triển từ từ, nặng dần hoặc thành từng đợt. Bị năng lên khi nhiễm khuẩn, lạnh, chấn thương. Chức năng vận động bị hạn chế, dần mất hết khả năng vận động khớp. Khớp tiến triển từ sưng nề đến bào mòn đầu xương, loãng xương ở vùng đầu xương, hẹp khe khớp, dính khớp một phần, dần biến dạng khớp và dính khớp hoàn toàn. Biến chứng: nhiễm khuẩn (mắc lao), xơ dính dây thần kinh ngoại biên, ttonr thương nội tạng.

4. Điều trị

a) Nguyên tắc

  • Sử dụng ngay từ đầu những thuốc có thể ngăn chặn sự hủy hoại xương sụn
  • Điều trị triệu chứng kết hợp điều trị cơ bản
  • Các thuốc điều trị cơ bản được duy trì lâu dài, kết hợp nhiều nhóm thuốc.
  • Kết hợp điều trị ngoại trú-nội trú, điều dưỡng và tại nhà
  • Bệnh nhân cần kiên trì, thường xuyên theo dõi và đến cơ sở y tế kiểm tra.

b) Mục tiêu điều trị

  • Giảm các triệu chứng bệnh, giảm tổn thương càng nhiều càng tốt
  • Giảm đau và cứng khớp càng nhiều cáng tốt
  • Hạn chế tối đa tình trạng khuyết tật gây ra bởi đau đớn, tổn thương khớp, hoặc biến dạng.
  • Điều trị các triệu chứng nảy sinh
  • Giảm nguy cơ bệnh tim mạch, loãng xương.

c) Thuốc điều trị

Đối với hầu hết bệnh nhân bị VKDT, điều trị sớm có thể kiểm soát đau và sưng, và làm giảm tổn thương khớp. Thuốc điều trị cơ bản hay thuốc chống thấp tác dụng chậm sử dụng trong thời gian dài:

  • Chlorroquin và các dẫn chất hydroxychloroquin, methotrexat là các thuốc ưu tiên sử dụng.
  • Muối vàng (Auranofin), sulfasalazin, penicillamin
  • Thuốc ức chế miễn dịch tế bào: chlorambucil, cyclophosphamid, azathioprin, cyclosporin A ít được sử dụng do tác dụng phụ nặng nề nên chỉ dùng trong trường hợp bệnh trầm trọng, không đáp ứng với thuốc khác.
  • Thuốc ức chế cytokin: thuốc ức chế TNF alpha (adalimumab, etanercept, infliximab), thuốc ức chế interleukin-1 (anakinra) cho bệnh trầm trọng mà không đáp ứng với thuốc khác.

Thuốc chống viêm giảm đau

  • Thuốc chống viêm không steroid (indomethacin, diclofenac, piroxicam…) đều có thể sswr dụng, tuy nhiên cần tuân thủ chỉ định để tránh tác dụng phụ.
  • Corticoid: dùng sớm và liều cao kết hợp thuốc chống khớp tác dụng chậm đến khi đạt hiệu quả thì giảm liều.
  • Thuốc giảm đau ngoại biên và trung ương.

d) Phục hồi chức năng

  • Tăng cường vận động để tránh dính khớp, tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn, đi bộ.
  • Ăn uống đủ dinh dưỡng, giảm cân nếu thừa cân.
  • Không hút thuốc vì nó làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ.
  • Sử dụng vật lý trị liệu
  • Để ngăn ngừa nhiễm trùng cần tiêm phòng cúm, phế cầu khuẩn hàng năm nếu trên 65 tuổi hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.

5. Hỗ trợ điều trị bằng thảo dược

  • Hy thiêm: vị cay đắng, tính ấm, quy kinh can thận. Công dụng: trừ phong thấp, dùng trong bệnh phong thấp tê đau, thấp khớp, đau xương, chân tay tê mỏi, sống lưng đau; sát khuẩn giải độc, an thần.
  • Tang chi: vị đắng, tính bình, quy kinh phế, thận. Công dụng: trừ phong thấp, thông kinh lạc, trừ đau nhức.
  • Thanh ngâm: có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, tiêu viêm, giảm đau. Lá kích thích ruột, khai vị, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, điều kinh.
  • Phòng kỷ: vị đắng cay, tính hàn, quy bàng quang. Công dụng trừ phong thấp, giảm đau.
  • Mã tiền tử: vị đắng, tính hàn, quy kinh can, tỳ. Công dụng: trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, giảm đau, dùng trong bệnh thấp khớp, đau khớp cấp, mạn tính, mạnh gân cốt.
Chủ đề

Sản phẩm tuệ linh