Verorab

Verorab-vaccineVerorab

Hoạt chất: Virus bệnh dại (chủng Wistar rabies PM/WI 38-1503-3 M)

Chỉ định: Trước khi phơi nhiễm:

  • Tất cả những người có nguy cơ thường xuyên như nhân viên phòng thí nghiệm chẩn đoán, nghiên cứu và sản xuất có liên quan đến virus dại. Nên làm huyết thanh chẩn đoán mỗi 6 tháng.Nên tiêm mũi nhắc lại khi định lượng kháng thể dưới ngưỡng bảo vệ: 0,5 UI/ ml.
  • Những người có nguy cơ cao: bác sĩ thú y, người giữ súc vật, thợ săn, nhân viên lâm nghiệp, người dạy thú, người giết mổ gia súc, nhân viên phòng thí nghiệm bệnh dại…hoặc trước khi vào vùng có bệnh dại lưu hành.

Sau khi phơi nhiễm:

  • Sau khi xác định hoăc nghi ngờ phơi nhiễm phải lập tức tiêm vắc xin để làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh dại.

Liều dùng:

  • Một liều tiêm bắp là 0,5 ml vắc xin đã hoàn nguyên.
  • Một liều tiêm trong da là 0,1 ml vắc xin đã hoàn nguyên.

Cách dùng: Cách tiêm:

  • Hoàn nguyên vắc xin bằng cách bơm chất pha loãng vào lọ bột và lắc thật kỹ đến khi bột trong lọ tan hoàn toàn thành huyền dịch. Dung dịch đồng nhất, trong suốt, không có cặn. Rút dung dịch này vào bơm tiêm.
  • Phải tiêm vắc xin ngay sau khi hoàn nguyên và phải hủy bơm tiêm ngay sau khi dùng.

Đường tiêm:

  • Tiêm bắp: người lớn tiêm vào vùng cơ delta, trẻ em tiêm ở mặt trước – bên đùi. Không tiêm vào vùng mông.
  • Trong một số trường hợp có thể tiêm trong da, tiêm ở cẳng tay hoặc cánh tay.

Tác dụng phụ:

  • Phản ứng tại chỗ nhẹ: đau, quầng đỏ, sưng, ngứa và nốt cứng tại nơi tiêm.
  • Phản ứng toàn thân: sốt vừa, run rẩy, ngất, đau đầu, chóng mặt, đau khớp, đau cơ, rối loạn dạ dày – ruột.
  • Ngoại lệ, shock phản vệ, mày đay, ban đỏ.

Chống chỉ định: Trước phơi nhiễm:

  • Sốt nhiễm trùng nặng, bệnh cấp tính, đợt tiến triển của bệnh mạn tính.
  • Biết mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Sau phơi nhiễm: không có chống chỉ định.

Thận trọng:

  • Người dị ứng với neomycin.
  • Không tiêm vào mạch máu.
  • Immuglobulin và vắc xin dại không được tiêm cùng một bơm tiêm và cùng một vị trí.

Tương tác thuốc:

Corticosteroids và các điều trị ức chế miễn dịch có thể làm giảm sản xuất kháng thể và việc tiêm vắc xin sẽ không hiệu quả. Vì vậy tốt nhất 2 đến 4 tuần sau khi tiêm mũi vắc xin cuối nên làm xét nghiệm đo độ trung hòa kháng thể.

Chủ đề

Sản phẩm tuệ linh