Thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt xảy ra khi cơ thể không có đủ chất sắt để hỗ trợ sản xuất hồng cầu. Thiếu sắt là nguyên nhân thường gặp nhất của thiếu máu trên toàn thế giới. Nó đã được xác định là một yếu tố nguy cơ dẫn đến sự kém phát triển ở hơn 200 triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa thiếu máu là tình trạng có:

  • Hb <11 g / dL ở trẻ em từ 6-59 tháng và  <11,5 g / dL ở trẻ em từ 5-11 tuổi
  • Hb <12 g / dL ở trẻ em độ tuổi từ 12-14 tuổi.
  • Hb <13 g / dL ở nam giới trên 15 tuổi.
  • Hb <12 g / dL ở phụ nữ không mang thai trên 15 tuổi.
  • Hb <12 g / dL ở trẻ em độ tuổi từ 12-14 tuổi.

thieu-mau-do-thieu-sat

Thiếu máu do thiếu sắt

(Hb là nồng độ hemoglobin)  Các tế bào hồng cầu mang oxy đến các mô của cơ thể. Các tế bào hồng cầu khỏe mạnh được sản sinh trong tủy xương. Tế bào hồng cầu lưu thông trong cơ thể từ 3 đến 4 tháng. Lá lách là cơ quan loại bỏ các tế bào cũ. Sắt là một phần quan trọng của hồng cầu. Không có chất sắt, máu không thể mang oxy hiệu quả. Cơ thể thường được bổ sung sắt thông qua chế độ ăn uống đồng thời cũng tái sử dụng sắt từ tế bào hồng cầu cũ.

1. Dịch tễ học

Ở các nước phát triển, 2-5% nam giới trưởng thành và phụ nữ mãn kinh có thiếu máu do thiếu sắt. 4-13% người bị bệnh đường ruột bị thiếu máu do thiếu sắt. Tỷ lệ phụ nữ tiền mãn kinh bị thiếu máu do thiếu sắt vì kinh nguyệt và mang thai.

2. Nguyên nhân

Mất máu quá nhiều. Mất máu từ đường tiêu hóa là nguyên nhân thường gặp nhất của thiếu máu thiếu sắt ở nam giới trưởng thành và phụ nữ mãn kinh. Mất máu do rong kinh là nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu sắt ở phụ nữ tiền mãn kinh. Ở các nước nhiệt đới, ký sinh trùng đường ruột có thể gây ra thiếu máu do thiếu sắt, đặc biệt là giun móc và sán máng. Nguyên nhân phổ biến của mất máu bao gồm:

  • Sử dụng thuốc chống viêm NSAID
  • Ung thư đại tràng
  • Ung thư dạ dày
  • Loét dạ dày tá tràng
  • Kinh nguyệt nhiều
  • Khối u ác tính đường tiêu hóa
  • Chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản
  • Bệnh viêm ruột
  • Trĩ
  • Viêm thực quản và bệnh trào ngược dạ dày - thực quản
  • Xuất huyết sau sinh
  • Chảy máu cam thường xuyên
  • Bệnh ác tính của đường thận
  • Sau khi phẫu thuật lớn hoặc chấn thương nặng
  • Sau khi hiến máu

Chế độ ăn uống không đầy đủ. Chế độ ăn uống thiếu sắt là khá phổ biến. Thịt có nhiều sắt hơn rau và vì vậy người ăn chay có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt lớn hơn. Tuy nhiên, rau xanh là nguồn cung cấp chất sắt và chế độ ăn chay thích hợp sẽ không hoàn toàn gây ra thiếu hụt sắt. Trẻ em đang phát triển và người cao tuổi có chế độ ăn thiếu sắt nghiêm trọng có thể bị thiếu máu do thiếu sắt. Không hấp thu được sắt. Chế độ ăn uống không chỉ cần có chứa đủ lượng sắt mà sắt còn phải ở dạng dễ hấp thu. Sắt có thể được hấp thu tốt hơn khi ở trạng thái sắt hóa trị II hơn là sắt hóa trị III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt:

  • Một số loại thuốc có thể liên kết với sắt và ngăn chặn hấp thu. Tetracycline và quinolone kết hợp với sắt làm cả kháng sinh và sắt đều không được hấp thu.
  • Thuốc kháng acid và các thuốc ức chế bơm proton cũng có thể làm giảm hấp thu bằng cách tăng pH dạ dày.
  • Phytate (có trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và các loại đậu), polyphenol (được tìm thấy trong trà và cà phê) và canxi (trong các sản phẩm sữa) làm giảm hấp thu sắt.
  • Hấp thu sắt có thể tăng lên cùng với chế độ ăn nhiều cá, thịt đỏ và thịt trắng. Vitamin C có thể làm tăng hấp thu sắt. Bệnh nhân có thể được khuyến khích uống một ly nước cam với viên sắt.
  • Tình trạng kém hấp thu như bệnh loét dạ dày (thường đi kèm với việc thiếu hụt folate).
  • Kém hấp thu sắt có thể xảy ra sau khi phẫu thuật cắt một phần hay toàn bộ đường ruột, thường tăng theo số năm sau phẫu thuật.
  • Vi khuẩn gây loét dạ dày Helicobacter pylori làm giảm sự hấp thu sắt và làm tăng mất sắt.

Khi cơ thể cần nhiều sắt thì cần bổ sung bằng chế độ ăn uống. Nếu chế độ ăn uống không đầy đủ sẽ không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể trong những giai đoạn như trẻ em đang ở giai đoạn phát triển nhanh và phụ nữ mang thai.

3. Triệu chứng

Không có triệu chứng nếu thiếu máu nhẹ. Các triệu chứng lúc đầu đều nhẹ và tiến triển chậm. Các triệu chứng bao gồm:

  • Nóng nảy
  • Cảm thấy mệt, yếu thường xuyên hoặc khi hoạt động thể lực
  • Đau đầu
  • Kém tập trung, giảm khả năng suy nghĩ

Khi thiếu máu nặng hơn, các triệu chứng gồm:

  • Niêm mạc mắt xanh hoặc trắng
  • Móng tay khô, dễ gãy
  • Choáng váng khi đứng dậy
  • Da nhợt nhạt
  • Khó thở khi gắng sức, nhịp thở nhanh
  • Lưỡi đau
  • Có thể có triệu chứng ăn dở: thèm ăn những thức ăn không bình thường

4. Dấu hiệu cận lâm sàng

  • Hemoglobin giảm.
  • Hồng cầu nhỏ, nhược sắc : MCV < 80fl
  • MCH < 27pg
  • MCHC < 300g/L
  • RDW >17.
  • Sắt huyết thanh <9 mmol/L.
  • Ferritin huyết thanh < 12 ng/ml
  • Chỉ số bão hòa sắt < 16%
  • Porphyrin tự do hồng cầu > 400mg/L

5. Điều trị

  • Điều trị thiếu máu ngay khi phát hiện
  • Bổ sung viên sắt sulfat 200 - 300 mg/ngày trong khoảng 3 - 6 tháng
  • Nếu không dung nạp sắt sulfat có thể chuyển sang dùng sắt fumarat hoặc sắt gluconat.
  • Tìm nguyên nhân gây thiếu máu và điều trị hợp lý .
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như: rau lá màu xanh sẫm (cải xoong, cải thìa), đậu hà lan, các loại hạt, thịt, trái cây sấy khô.
  • Một số thực phẩm và thuốc có thể gây khó hấp thu sắt như: trà, cà phê, calci trong sữa, thuốc kháng acid dạ dày.

6. Biến chứng

Nếu không được điều trị có thể làm cơ thể nhạy cảm hơn với bệnh tật và dễ nhiễm trùng, vì thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Thiếu sắt nghiêm trọng dẫn đến tăng nguy cơ biến chứng lên tim, phổi như: nhịp tim nhanh bất thường, suy tim. Phụ nữ có thai cũng có nguy cơ cao bị biến chứng trước và sau sinh.

7. Dược liệu hỗ trợ điều trị thiếu máu

  • Thục địa (Rhemannia glutinosa): tư âm dưỡng huyết, dùng trong trường hợp thiếu máu, đau đầu, chóng mặt, phụ nữ kinh nguyệt không đều.
  • Đương quy (Angelica sinensis): Bổ huyết trong trường hợp thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, da dẻ xanh xo, gầy yếu, hoạt huyết, thông tiện nhuận tràng.
  • Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora): Bổ khí huyết trong trường hợp cơ thể mệt nhọc, thiếu máu, da xanh, thở ngắn, chóng mặt, nhức đầu, râu tóc bạc sớm, phụ nữ bạch đới, kinh nguyệt không đều, nhuận tràng thông tiện.
  • Cao ban long : chế bằng cách nấu từ gạc hươu, nai đực: Bổ huyết, dùng trong bệnh thiếu máu, an thai.
  • Dầu gấc : kích thích tủy xương tạo máu, dùng cho người thiếu máu hoặc nhu cầu cao như phụ nữ mang thai.
  • Huyết hươu Bắc Cực : có chứa 80% hàm lượng đạm và 1800 mg/kg sắt hữu cơ. Trong huyết hươu còn chứa các yếu tố kích thích sinh trưởng tế bào, nâng cao thể trạng và sức đề kháng của cơ thể, tăng trưởng chiều cao, thần kinh, an thai và bổ dưỡng cho thai nhi.

Tuelinh.vn

Chủ đề

Sản phẩm tuệ linh