Bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson thường tiến triển nặng dần, bắt đầu bằng dấu hiệu run khó nhận thấy ở một bên bàn tay. Tuy run là dấu hiệu nổi bật nhất, song bệnh cũng là nguyên nhân phổ biến gây cử động chậm và cứng nhắc. 

benh-parkin-son

bệnh parkin-son

Triệu chứng

  • Run. Thường bắt đầu ở một bên bàn tay. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân không bị run rõ rệt.
  • Cử động chậm chạp. Bệnh làm giảm khả năng bắt đầu các cử động tự ý, dần dần khiến cho ngay cả những cử động đơn giản cũng trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian.
  • Cứng cơ. Thường xảy ra ở chi và ở cổ. Cứng cơ làm giảm tầm vận động và gây đau.
  • Biến dạng và mất thăng bằng. Trong giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể bị gù vẹo và không giữ được thăng bằng.
  • Mất các động tác tự động như chớp mắt, cười và vung tay khi đi. Bệnh nhân có nét mặt cứng đờ, mắt không chớp và mất khả năng diễn tả bằng điệu bộ.
  • Thay đổi giọng nói. Giọng nói trở nên yếu ớt, nhanh hoặc đơn sắc, nói líu nhíu, lặp lại từ hoặc ngập ngừng trước khi nói.
  • Sa sút trí tuệ. Trong giai đoạn muộn, một số bệnh nhân bị giảm sút trí nhớ và tâm thần.

Nguyên nhân

Các triệu chứng của bệnh Parkinson là hậu quả của thiếu hụt một chất dẫn truyền thần kinh là dopamin trong não. Điều này xảy ra khi các tế bào não đặc hiệu sản sinh dopamin bị chết hoặc suy giảm chức năng. Chưa rõ nguyên nhân của hiện tượng này. Người ta cho rằng các đột biến di truyền hoặc độc chất trong môi trường đóng vai trò trong căn bệnh này.

Xét nghiệm và chẩn đoán

  • Do nhiều nguyên nhân có thể gây ra các triệu chứng giống bệnh Parkinson, nên bệnh rất khó chẩn đoán, nhất là trong giai đoạn sớm. Hiện chưa có xét nghiệm nào chẩn đoán xác định căn bệnh này
  • Chẩn đoán bệnh thường dựa vào tiền sử và khám thần kinh, bao gồm đánh giá khả năng đi bộ, phối hợp động tác cũng như thực hiện một số nhiệm vụ đơn giản bằng tay. Chẩn đoán sơ bộ thường được đặt ra nếu bệnh nhân có:
  • Ít nhất 2 đến 3 triệu chứng chính là run, chậm cử động và cứng cơ
  • Triệu chứng chỉ khởi phát ở một bên cơ thể
  • Run thấy rõ hơn khi nghỉ ngơi
  • Đáp ứng tốt với thuốc levodopa

Điều trị

Điều trị nội khoa

Levodopa. Hiện là thuốc điều trị hiệu quả nhất. Thuốc được chuyển hóa thành dopamin trong não. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển, hiệu quả của levodopa có thể bị giảm đi. Tác dụng phụ của levodopa gồm lú lẫn, hoang tưởng, ảo giác và rối loạn vận động..

  • Chất chủ vận dopamin, gồm pramipexole (Mirapex), ropinirole (Requip), apomorphine (Apokyn). Những thuốc này bắt chước tác dụng của dopamin trong não. Tuy gần như không có hiệu quả điều trị các triệu chứng của bệnh, song thuốc làm giảm phần nào hiệu quả thất thường của levodopa.
  • Các chất ức chế MAO B. Nhóm thuốc này gồm selegiline (Eldepryl) và rasagiline (Azilect). Thuốc ức chế hoạt động của enzym monoamine oxidase B (MAO B), nhờ đó ngăn ngừa giáng hóa dopamin tạo thành từ levodopa. Tác dụng phụ hiếm gặp nhưng có thể gồm tương tác nặng với các thuốc khác như thuốc điều trị trầm cảm và thuốc ngủ.
  • Các chất ức chế catechol O-methyltransferase (COMT), gồm tolcapone (Tasmar) và Entacapone (Comtan). Những thuốc này ức chế enzym giáng hóa levodopa, nhờ đó kéo dài tác dụng của levodopa. Thuốc có thể gây tổn thương gan và suy gan.
  • Các chất chống tiết acetylcholin, như trihexyphenidyl và benztropine (Cogentin). Tuy nhiên, lợi ích khiếm tốn của thuốc có thể không tương xứng với những tác dụng phụ như lú lẫn và hoang tưởng, nhất là ở bệnh nhân trên 70 tuổi. Những tác dụng phụ khác gồm khô miệng, buồn nôn, bí tiểu và táo bón.
  • Thuốc chống virus. Amantadine (Symmetrel) có thể làm giảm nhất thời bệnh Parkinson nhẹ giai đoạn đầu. Thuốc cũng có thể được kết hợp với liệu pháp carbidopa-levodopa cho bệnh nhân giai đoạn muộn, nhất là khi bị rối loạn vận động do carbidopa-levodopa. Tác dụng phụ gồm sưng nề cổ chân và nốt xuất huyết trên da.

Phẫu thuật

Kích thích não sâu là thủ thật phổ biến nhất để điều trị bệnh. Thủ thuật này bao gồm cấy một điện cực vào sâu trong vùng não chi phối vận động. Điện cực được nối với một thiết bị cấy ngoài da sẽ điều chỉnh lượng kích thích phát ra. Thủ thuật thường được chỉ định cho bệnh nhân bị bệnh giai đoạn muộn có đáp ứng không ổn định với thuốc (levodopa). Kích thích não sâu không có hiệu quả với bệnh nhân không đáp ứng với carbidopa-levodopa.

Chủ đề

Sản phẩm tuệ linh